Sau Bắc Giang, Hải Dương xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên sang Nhật.
Theo TTXVN - Thứ 3, ngày 23/06/2020
VTV.vn - Ngày 23/6/2020, tỉnh Hải Dương đã xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên đi Nhật Bản. Đây thị trường tiềm năng và trái vải của Việt Nam được người tiêu dùng nước bạn rất yêu thích.
Đợt này, Công ty cổ phần Ameii Việt Nam chúng tôi sẽ thu mua, xuất khẩu sang Nhật khoảng 1,2 tấn vải thiều của xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà.
Vải sau khi thu hái xong được chuyển về nhà máy chúng tôi đóng gói và sơ chế, rồi sau đó chuyển lên Bắc Giang xử lý Methybromide và ngày 24/6 lên đường sang Nhật bằng đường hàng không, dự kiến sau 7 tiếng sẽ có mặt tại thị trường Nhật Bản.
Từ 4h sáng, gia đình anh Nguyễn Văn Cường tại thôn Lại Xá 2, xã Thanh Thủy đã dậy sớm bẻ vải. Hôm nay là một ngày vui và đặc biệt với gia đình anh. Sau bao ngày dồn công chăm sóc, lo lắng suốt một thời gian dịch bệnh COVID-19, hôm nay, quả vải thiều nổi tiếng của quê hương Thanh Hà đã được thu hái và đóng gói; xử lý những công đoạn cuối cùng để chính thức sang thị trường Nhật Bản.
Quả vải được ngành nông nghiệp Hải Dương giám sát thường xuyên và lấy mẫu kiểm tra nhiều lần trước khi xuất khẩu. (Ảnh minh họa)
Đây là đợt thu hái vải thiều cuối cùng trong vụ vải năm nay của gia đình anh Cường. Diện tích này được chăm sóc chặt chẽ đúng hướng dẫn của ngành nông nghiệp, đảm bảo tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sau 3 lần kiểm tra của cơ quan chuyên môn. Hiện vải của gia đình anh được doanh nghiệp chúng tôi thu mua với giá 30.000 đồng/kg cao hơn hẳn so với vải trôi nổi trên thị trường.
Năm nay, bên cạnh các thị trường truyền thống, trái vải Hải Dương chinh phục thêm 2 thị trường mới, rất khó tính là Nhật Bản và Singapore.
Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Ameii Việt Nam của chúng tôi chia sẻ, đây là chuyến vải thứ 4 của công ty xuất sang Nhật. Đây cũng là thị trường rất tiềm năng và trái vải của Việt Nam được người tiêu dùng nước bạn rất yêu thích. Mức độ đón nhận của thị trường rất tốt.
Trước đó, doanh nghiệp chúng tôi cũng đã xuất khẩu 60 tấn vải sang Singapore và 50% trong số đó là vải Hải Dương. Toàn bộ số lượng vải đều đạt tất cả các tiêu chí về an toàn thực phẩm của nước bạn đặt ra.
Theo ông Phạm Văn Khanh - quyền Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, người dân trồng vải vui mừng vì lần đầu tiên quả vải đặc sản của quê hương được xuất khẩu sang Nhật. Hiện xã Thanh Thủy có trên 340 ha vải; trong đó 77 ha vải VietGAP và Global GAP. Giá bán vải sản xuất theo quy trình sạch và được chứng nhận VietGAP và GlobalGAP luôn cao hơn 10-15% giá các loại vải khác trên thị trường.
Những năm tới, xã sẽ chỉ đạo nông dân quan tâm hơn nữa vào khâu chăm sóc để sản lượng xuất khẩu vải trong những năm tới cao hơn. Niên vụ vải năm 2020, quả vải được ngành nông nghiệp Hải Dương giám sát thường xuyên và lấy mẫu kiểm tra nhiều lần trước khi xuất khẩu đều cho kết quả tốt.
Người dân trồng vải vui mừng vì lần đầu tiên quả vải đặc sản của quê hương được xuất khẩu sang Nhật. (Ảnh minh họa)
Ông Trần Văn Quân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết, tiêu thụ vải năm nay thuận lợi sẽ làm thay đổi tư duy sản xuất, chăm sóc vải của người nông dân. Nếu vải được sản xuất sạch và an toàn thì hoàn toàn yên tâm đầu ra, giá bán sẽ không thấp. Ngành nông nghiệp địa phương đang áp dụng các quy trình kỹ thuật để sắp tới sẽ xuất khẩu nhãn.
Chứng kiến lô vải xuất khẩu đi Nhật đầu tiên của Hải Dương, ông Nguyễn Quý Dương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn nhận xét, tỉnh Hải Dương đã vào cuộc rất tích cực, tổ chức sản xuất tốt, đặc biệt khâu phòng trừ sâu bệnh và cách ly theo đúng yêu cầu của Nhật Bản. Tỉnh đã chọn được một bộ thuốc để phòng trừ các loại sâu bệnh trên vải và tổ chức hướng dẫn bà con sử dụng theo đúng nguyên tắc. Nhờ đó, quả vải vừa không sâu bệnh vừa bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chí của thị trường xuất khẩu.